0962 733 619

Mục lục

Có nhiều kỹ thuật in khác nhau, trong đó in offset là kỹ thuật được sử dụng khá phổ biến. Nếu bạn vẫn chưa biết in offset là gì thì hãy theo dõi ngay nội dung sau, In Bao Bì Duy Phương sẽ giải thích chi tiết cho bạn.
Trong lĩnh vực in ấn, công nghệ in offset rất được ưa chuộng vì in được trên nhiều bề mặt, cho hình ảnh chất lượng cao, sắc nét, đặc biệt với những đơn hàng in nhanh với số lượng lớn thì in offset sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí. Để tìm hiểu rõ hơn in offset là gì, hãy cùng In Bao Bì Duy Phương tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

In offset là gì?

in offset la gi
In offset là công nghệ in sử dụng lực ép các tấm offset (tấm cao su) lên các hình ảnh dính mực rồi mới ép từ tấm cao su lên giấy. Kỹ thuật này sẽ hạn chế việc giấy bị dính nước khi sử dụng với in thạch bản, đảm bảo chất lượng in tốt nhất. Các sản phẩm in offset có độ chuẩn màu cao, bắt mắt, ít khi bị mờ, nhòe, lốm đốm. 
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng in offset là độ dày mực in, độ lớn điểm tram, độ chồng của mực. Vì thế khi in cần chú ý đến thứ tự chồng màu để sản phẩm in ra đúng mẫu thiết kế. Nếu in tem nhãn trên giấy trắng và giấy màu, 2 ấn phẩm sau khi in sẽ có sự khác biệt.

Đặc điểm của kỹ thuật in offsset

dac diem cua ky thuat in offset
In offsset có những ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Những ưu điểm của kỹ thuật này là:
  • Chất lượng hình ảnh cao, màu sắc rõ nét, không bị lem mờ;
  • Dễ dàng chế tạo bản in;
  • Có thể in trên nhiều chất liệu khác nhau;
  • In được trên các bề mặt phẳng, sần sùi;
  • Tuổi thọ bản in cao.
Nhược điểm
Tuy nhiên in offset cũng có một số hạn chế:
  • Vì phải làm khuôn in nên thời gian chuẩn bị in khá lâu, không phù hợp để in số lượng nhỏ và lấy liền;
  • Cần phải kiểm tra kỹ trước khi in vì sẽ in với số lượng lớn, nếu có sai sót sẽ gây lãng phí và chậm trễ tiến độ hoàn thành;
  • Chi phí cao so với phương pháp in khác.

Nguyên lý in offset

In offset là kỹ thuật in gián tiếp, có một hình trụ phủ một tấm cao su đặt giữa tấm in và chất liệu in. Do đó, các bản in có chất lượng giống nhau, độ sắc nét tương đồng. Bên cạnh đó, quy trình được thực hiện tự động hóa nên sẽ nhanh hơn in thạch bản rất nhiều.
Kỹ thuật này áp dụng nguyên lý in phẳng, các hình ảnh, nội dung cần in sẽ được thể hiện trên bản in có tính quang hóa để tạo ra những phần tử in bắt mực, còn các phần tử không in thì sẽ bắt nước. Khi in thì cần sử dụng hình ảnh thuận, cùng phương với tờ in.

Trình tự các bước thực hiện khi in offset

trinh tu cac buoc thuc hien khi in offset
Trình tự in offsset như sau:

Thiết kế chế bản

Chế bản là quá trình thiết kế file mềm của ấn phẩm, thiết kế bố cục hài hòa về nội dung, hình ảnh, màu sắc trước khi in.

Output film

Bản thiết kế sau khi hoàn thành sẽ cho output film. Đối với  bản in có hình ảnh hoặc nhiều màu sắc thì thường dùng 4 tấm phim khác nhau, tương ứng với 4 lớp màu CMYK trong in offset. Khi kết hợp 4 màu này lại với những thông số khác nhau sẽ cho ra các màu theo đúng thiết kế.

Phơi bản kẽm

Sau khi có film tương ứng sẽ phơi những tấm film này lên các bản kẽm, rồi cho vào máy phơi kẽm để sao chụp những hình ảnh trên film lên từng bản kẽm.

In offset

Sau khi 4 bản kẽm được hoàn tất, sẽ bắt đầu in theo thứ tự từng màu một, tùy thuộc vào kỹ thuật và kinh nghiệm của thợ in, thứ tự in sẽ được bố trí sao cho phù hợp.
Quá trình thực hiện như sau:
  • Chọn 1 bản kẽm lắp vào máy;
  • Chọn màu mực tương ứng với bản kẽm để in, phần tử in sẽ được dập xuống giấy in;
  • Khi in đủ số lượng sẽ tháo bản kẽm ra và vệ sinh phần mực cũ còn thừa, lắp bản kẽm mới và thực hiện lại quy trình in như trên;
  • Khi in xong 4 bản kẽm, các màu sắc chồng lên nhau theo tỉ lệ sẽ cho ra bản in hoàn chỉnh.
  • Để đảm bảo Không có sai sót khi in, kỹ thuật viên ẽ in trước một ố bản nháp.

Gia công sau in

Tùy thuộc vào ý muốn và nhu cầu của khác hàng, quá trình gia công có thể có hoặc không. Một số thao tác gia công thường được lựa chọn là:
  • Cán màng bóng, màng mờ: giúp sản phẩm mịn và bền hơn;
  • Cấn bế decal: áp dụng cho sản phẩm tem nhãn decal;
  • Phủ UV hoặc ép kim gia công, …

Ứng dụng của công nghệ in offset

Kỹ thuật này có thể dùng cho nhiều chất liệu khác nhau và in rất tốt với các chất liệu giấy như giấy couche, giấy ivory, giấy kraft, … Các ấn phẩm in offset thường thấy là:
  • Ấn phẩm văn phòng, sale kit: in decal, name card, in giấy tiêu đề, kẹp hồ sơ, …
  • Sản phẩm bao bì: tem nhãn decal, túi giấy, hộp giấy,…
  • Ấn phẩm truyền thông: tờ rơi, catalogue, thư mời, …
>>> XEM THÊM:
Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu được in offset là gì cũng như nắm rõ về trình tự, kỹ thuật và ứng dụng của in offset. Hãy theo dõi In Bao Bì Duy Phương thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat facebook